Thực thi pháp luật của Hải quan Việt Nam về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa xuất nhập khẩu




Việc xâm phạm các đối tượng quyền SHTT diễn ra phổ biến và nhiều nhất là nhãn hiệu ở tất các các khâu trong dây chuyền cung ứng thương mại. Do vậy, việc bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu đang là một vấn đề cấp bách được cộng đồng các doanh nghiệp cũng như các cơ quan thực thi pháp luật đặc biệt quan tâm. Đặc biệt là khi lưu lượng hàng hoá xuất nhập khẩu ngày càng gia tăng, đòi hỏi cơ quan Hải quan phải nỗ lực thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm. Tuy nhiên, vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của Hải quan Việt Nam đối với nhãn hiệu hàng hóa xuất nhập khẩu chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu. Do đó, luận văn đã đi sâu vào phân tích, luận giải và đánh giá quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu trong hoạt động kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu của Hải quan. Đặc biệt với việc Luật Hải quan năm 2014 được thông qua và hệ thống thông quan điện tử (VNACSS/VCIS) được vận hành đòi hỏi phải có những bước đổi mới trong công tác kiểm soát của ngành Hải quan. Bên cạnh đó, thông qua việc tìm hiểu pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu của một số nước để rút ra những kinh nghiệm cho Hải quan Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế. Từ quy định của pháp luật đến đánh giá thực tiễn hoạt động của Hải quan Việt Nam nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa xuất nhập khẩu đã đề xuất một số quan điểm, phương hướng, biện pháp phù hợp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo vệ nhãn hiệu hàng hóa xuất nhập khẩu và tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực thi.

http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/2493 

Nhận xét